Khóa học lập trình web của Vnskills và Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo cho học viên biết sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình PHP & MySQL. Kết thúc khóa học, các bạn có thể tự code được những webstie phổ biến: web tin tức, thương mại điện tử, quản lý nhân sự, sinh viên, website giải trí, nghe nhạc...

Kiểu dữ liệu .

PHP có ba kiểu dữ liệu cơ bản : interger, double và string. Ngoài ra còn có các kiểu dữ liệu khác (nhưng không phải các kiểu dữ liệu cơ bản) như arrays (các kiểu dữ liệu mảng), objects (các kiểu dữ liệu đối tượng).
Interger là kiểu chiếm 4 byte bộ nhớ ,giá trị của nó trong khoảng –2 tỷ tới + 2 tỷ. Kiểu Double là kiểu số thực ,phạm vi biểu diễn ± (10-308 á 10308). Kiểu string dùng để chứa các giá trị bao gồm các ký tự và con số .

Ví dụ : 2 // đây là kiểu interger
1.0 // đây là kiểu double
“2” // đây là kiểu string
“2 hours” // đây là một kiểu string khác

Hằng số

Hằng số là những giá trị không đổi. Chúng ta thường dùng hằng số để lưu các giá trị không đổi trong suốt chương trình như : nhiệt độ (00C), các giá trị thời gian chỉ sự chuyển giao giữa sáng ,chưa ,chiều ,tối ...

Khai báo hằng số :

Ta dùng hàm define() để khai báo hằng số : define(“COMPANY”, “Phop’s Bicycles”); define(“YELLOW”, “#FFFF00”); define(“VERSION”, 4);
define(“NL”, “<BR>\n”);
Trong ví dụ trên chúng ta đã dùng hàm define() để khai báo hằng số NL. Hằng số này là một thẻ ngắt dòng trong HTML.
Chúng ta sẽ sử dụng các hằng số trong PHP như sau : echo (“Employment at ”. COMPANY. NL);
Cách viết trên cũng giống như các viết sau:
echo (“Employment at Phop’s Bicycles<BR>\n”);
Chú ý : hằng số phải ở ngoài hai dấu “ và ”. Trờng hợp sau là không có hiệu lực : echo (“Employment at COMPANY NL”);. Khi thực hiện nó sẽ cho kết quả là : “Employment at COMPANY NL”.
Hàm defined() : hàm này dùng để kiểm tra xem một hằng số nào đó
đã được khai báo chưa.
Ví dụ : if ( defined (“YELLOW”)) {
echo (“<BODY BGCOLOR=”. YELLOW. “>\n”);
}

Các hằng số đã được định nghĩa trong PHP (Built-in Constants):

Để hỗ trợ cho người lập trình, PHP cung cấp sẵn các hằng số như : các biến môi trờng, các biến của Web server Apache ... Ngời lập trình có thể sử dụng hàm phpinfo() để xem các giá trị này.
<HTML>
<!—phpinfo() -->
<BODY>
<?php phpinfo(); ?>
</BOCY>
</HTML>
+ Hằng số nguyên : đây là những giá trị có kiểu integer. Ví dụ : 10
+ Hằng số thực: đây là những giá trị có kiểu double. Ví dụ : 10.00
+ Hắng ký tự : đây là một xâu ký tự đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc kép.
Ví dụ : “Ngôn ngữ lập trình PHP”.

Biến và giá trị logic.

+ Cũng giống với C/C++, PHP không có khái niệm TRUE và FALSE. Các giá trị TRUE được hiểu là những giá trị bằng 1 và giá trị FALSE là những giá trị bằng 0 hoặc xâu rỗng .
+ Khi sử dụng biến chúng ta không cần khai báo kiểu . Ví dụ : $a = 1; // $a là một biến kiểu integer.
$a = 1.2; // bây giờ $a là một biến kiểu double.
$a = “A” ; // bây giờ $a lại là một biến kiểu string.
+ Nếu như thực hiện phép toán giữa biến có kiểu số và kiểu string, PHP sẽ coi chuỗi là một dãy số như sau :
$str = “222B Baker Street”;
Ta thấy biến $str có giá trị kiểu string, và nếu cộng số 3 với giá trị này thì :
$x = 3 + $str ; // $x = 225
khi đó biến $x nhận được giá trị 255 vì PHP đã cộng 3 với ba số đầu.

Nhng nếu ta in giá trị của biến $str thì
echo ($str); // print : “222B Baker Street”
Chú ý rằng các phép toán giữa số và chuỗi chỉ đúng khi ký tự đầu của chuỗi là số .
+ Ta cũng có thể làm thay đổi kiểu giá trị của một biến bằng cách ép kiểu
$a = 11.2; // biến $a có kiểu double
$a = (int) $a; // bây giờ $a có kiểu integer ,giá trị là 11
$a = (double) $a; // bây giờ $a lại có kiểu double, giá trị là 11.0
$b = (string) $a ; // biến $b có kiểu string ,giá trị là “11”
Cũng phải biết rằng PHP tự động chuyển đổi kiểu rất tốt. Nếu thật sự cần thiết chúng ta mới phải dùng cách trên.
+ Các hàm làm việc với biến
gettype() : hàm này trả lại kiểu của một biến nào đó. Giá trị trả về có thể là : “integer”
“double” “string” “array” “object” “class”
“unknown type” ví dụ :
if (gettype($user_input) == “integer”)
{

$age = $user_input;
}
settype() : hàm này ép kiểu cho một biến nào đó. Nếu thành công hàm trả về giá trị 1 (true) ,ngược lại là 0 (false).
ví du :

$a = 7.5;
settype($a, “integer”);
if (settype($a, “array”)){
echo (“Conversion succeeded. ”);

}else{
}
echo (“Conversion error. ”);
isset() và unset() : Hàm isset() kiểm tra một biến đã được gán giá trị hay chưa, hàm unset() sẽ giải phóng bộ nhớ cho một biến nào đó .
ví dụ :
$id = “323bb”; if (isset($id)) {
echo (“Dữ liệu đã được gán”);
}else{

}
}

echo (“Dữ liệu chưa được gán”); unset($id);
if(!isset($id)) {
echo (“Dữ liệu đã được giải phóng”);

empty() : Cũng giống hàm isset(), hàm empty() sẽ trả về giá trị 1 (true) nếu một biến là rỗng và ngược lại 0 (false). Đối với biến có kiểu số giá trị bằng 0 được coi là rỗng, biến kiểu string được coi là rỗng nếu xâu là xâu rỗng.
ví dụ:

echo empty($new) ; // true
$new = 1;
echo empty($new); // false
$new = “”;
echo empty($new); // true
$new = 0;
echo empty($new); // true
$new = “So 323”;
echo empty($new); // false unset($new);
echo empty($new); // true

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top